Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

Сhôm từ Nhà BTT...Sorry!


    Đàn ông Australia lười làm việc nhà nhất thế giới

    Kết quả một cuộc khảo sát gần đây của Đại học Oxford (Anh) về thói quen làm việc nhà thì đàn ông Australia được đánh giá là những ông chồng lười biếng nhất thế giới.

    Các nhà nghiên cứu đã phỏng vấn 13.500 chị em phụ nữ trong độ tuổi từ 20-45 đến từ 12 nước về quan điểm của họ trong vấn đề giới tính, công việc nhà và trách nhiệm trông nom con cái.

    Kết quả cho thấy đàn ông Australia xếp hạng bét trong danh sách 12 nước, trong đó có Anh, Mỹ, Áo và Nhật Bản. Đây không phải là lần đầu tiên diễn ra cuộc khảo sát về vấn đề này.

    Từ năm 1982 đến nay, Cục Thống kê Australia (ABS) đã tiến hành một số nghiên cứu về cách phân chia công việc tại các gia đình Australia và cho biết trong thập niên 1980-1990, số lượng phụ nữ tham gia vào lực lượng nhân công đã tăng lên đáng kể (52%).

    Bên cạnh đó, các bà mẹ có con nhỏ và không đi làm chiếm 19%, trong khi đó tỷ lệ này ở nam giới là 11%. Đến năm 2011, ABS đưa ra một nghiên cứu khác cho thấy phụ nữ vẫn có xu hướng quán xuyến mọi công việc nhà, kể cả những người làm việc công sở toàn thời gian.

    Trong khi đó, đối với đàn ông, cho dù họ làm việc toàn thời gian hay bán thời gian thì khối lượng công việc nhà đối với họ là không hề thay đổi. Nói cách khác, những phụ nữ đi làm toàn thời gian vẫn phải làm việc nhà nhiều hơn các đức lang quân chỉ làm việc bán thời gian.

    Năm 2006, ABS công bố báo cáo mang tên “Những người Australia sử dụng thời gian như thế nào,” trong đó kết luận rằng thói quen làm việc nhà của nam giới Australia đã không hề thay đổi kể từ những năm 1990 và thời gian phụ nữ làm việc nhà cao cấp ba lần nam giới.

    Tổng thời gian làm việc nhà hàng ngày của đàn ông vẫn chỉ dừng lại ở con số 30 phút/ngày như cách đây 20 năm, trong khi đó thì thời gian dành cho việc nhà của phụ nữ chỉ giảm đi 10 phút (từ 3 tiếng 3 phút vào năm 1992 xuống còn 2 tiếng 52 phút vào năm 2006).

    Bản báo cáo này cũng chỉ ra rằng phụ nữ dành thời gian giặt giũ quần áo cao gấp sáu lần so với đàn ông. Một điều đáng buồn đối với các quý ông Australia là khi các nhà xã hội học nhận định rằng những phụ nữ luôn muốn thu xếp ổn thoả giữa công việc ở cơ quan và mọi công việc nhà thì nên kết hôn với đàn ông đến từ Anh, Mỹ hoặc khu vực Bắc Âu, thay vì đàn ông Australia bởi vì họ rất biếng nhác việc nhà./.

    Đoàn Hùng/Sydney (Vietnam+)

    10 ích lợi khi lấy chồng lười

    (Dân trí) – Không ai thích trao cả cuộc đời mình cho người đàn ông lười nhác, ít quan tâm đến công việc gia đình. Những đặc tính dưới đây giúp bạn bỏ qua quan niệm cũ và thấy được ích lợi khi có người chồng nhác:

    1. Ít than phiền

    Đây là sự thật 100%, bởi bản thân lười nhác nên họ không có lý do để than phiền vợ. Thay vì làm tất tần tật mọi việc gia đình, nếu vợ có ít giặt quần áo hơn hay tuần chỉ dọn dẹp nhà cửa một hai lần, họ cũng không than phiền hay bực bội, vì chính bản thân họ cũng không mấy hứng thú với việc này!

    2. Không quá khắt khe

    Một người chồng tháo vát thường ôm đồm nhiều việc và bộn rộn cả ngày, hơn một nửa trong số họ là người theo chủ nghĩa hoàn mỹ, dù một vết bụi trên bàn cũng không thể chấp nhận.

    Một người chồng lười, trái lại, thường không quá khắt khe trong việc nhà, và không kén chọn. Ngày nay tìm kiếm người đàn ông thành đạt thì dễ, chứ tìm được người đàn ông không khắt khe mới là khó hơn nhiều.

    3. Biết khoan dung

    Đàn ông lười tự hài lòng với những gì mình đang có, quan trọng hơn họ rất rộng lượng và dễ khoan dung. Đặc điểm này là do con người họ không quá tháo vát, hoạt bát. Đương nhiên, không thể ngoại trừ trường hợp có người đàn ông chỉ biết khoan dung với bản thân nhưng không hiểu cách vị tha với người khác, đó chỉ là số ít, đặc biệt khi họ đối xử với vợ của mình.

    4. Khá thoải mái

    Đây là sự thật và là hiện tượng khá thú vị. Đàn ông mập mạp không thích vận động hoặc do lười vận động mà trở nên lười biếng hơn, thoải mái hơn.

    5. Biết nhẫn nhịn

    Một ưu điểm nổi bật của đàn ông lười là tính nhẫn nhịn, xuất phát từ việc bỏ qua những chi tiết nhỏ nhặt trong cuộc sống, khả năng chịu đựng với môi trường bề bộn xung quanh. Một người chồng không yêu cầu vợ chăm chút mọi việc hoàn hảo, chấp nhận mọi thứ ngay cả khi người khác khó chấp nhận, điều đó chẳng phải rất tuyệt sao!

    6. Dễ nuôi

    Do bản tính không quá cầu kỳ, dễ tính nên chàng lười có thể thường xuyên khen vợ, dù món ăn không được ngon chàng cũng không nổi giận mà còn vui vẻ ăn hết sạch mới thôi.

    7. Không hẹp hòi

    Vì bản tính lười nên họ thường không chú ý đến việc chi tiêu của vợ – họ lười quản luôn cả mấy chuyện này! Họ giao mọi việc trong gia đình cho vợ vì vậy người vợ cũng sẽ tự do hơn vì không ai giám sát.

    8. Không mê hư danh

    Người chồng lười nhác với tích cánh thoải mái, tùy hứng, không đam mê hư danh chỉ muốn làm việc mình yêu thích nên họ sống thực tế và bình dị.

    9. Ít mâu thuẫn cãi vã

    Đàn ông lười ngại cãi cọ với vợ về quản lý gia đình, nhờ đó xung đột, mâu thuẫn vợ chồng được giảm thiểu tối đa. Họ ít kiếm chuyện, biết nhường nhịn vợ con, mong muốn của họ là làm sao cho càng ít phiền toái càng tốt.

    10. Cơ hội ngoại tình dường như không có

    Bản tính lười nhác, không thích khoe khoang, họ không mấy chú ý đến việc tìm kiếm thú vui cuộc sống hay tán tỉnh phụ nữ. Nghĩ đến việc trốn vợ chơi bời hay gặp rắc rối khi có bồ họ đã… ngại rồi, vì thế nên tỷ lệ ngoại tình cũng giảm xuống đáng kể!


--> Read more..

Nên Đầu Tư tiếp...Không?

    Hệ thống bãi đỗ xe bằng giàn thép thép lắp ghép tự động được nhập khẩu từ Hàn Quốc tại 32 Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được đánh giá là bãi đỗ xe hiện đại nhất Hà Nội hiện nay.

    Toàn bộ diện tích bãi đỗ xe là 126m2, cao 5 tầng, gồm 4 block có sức chứa tổng cộng 30 xe, sử dụng công nghệ Hàn Quốc.

    Toàn bộ là thiết bị tháo lắp, di chuyển một cách cơ động, thời gian lắp đặt thiết bị tối đa 15 ngày, tháo dỡ cũng trong vòng 15 ngày; cùng lúc có thể lấy được xe tại các block trong khoảng thời gian từ 2-3 phút/xe.


    Khám phá bãi đỗ xe giàn thép hiện đại nhất Hà Nội
    Bãi đỗ xe lắp ghép chỉ chiếm diện tích nhỏ hơn so với bãi đỗ xe thông thường.
    Khám phá bãi đỗ xe giàn thép hiện đại nhất Hà Nội
     
    Khám phá bãi đỗ xe giàn thép hiện đại nhất Hà Nội
    Toàn bộ hệ thống bằng thép, cơ động và dễ dàng tháo lắp.
    Khám phá bãi đỗ xe giàn thép hiện đại nhất Hà Nội
    Sức chứa tối đa của bãi đỗ này là 32 ô tô trong cùng một thời điểm.
    Khám phá bãi đỗ xe giàn thép hiện đại nhất Hà Nội
    Nhân viên hướng dẫn lái xe để xe đúng quy định.
    Khám phá bãi đỗ xe giàn thép hiện đại nhất Hà Nội
    Một ô dành cho một chiếc ô tô...
    Khám phá bãi đỗ xe giàn thép hiện đại nhất Hà Nội
    Tầng 1 của bãi đỗ...
    Khám phá bãi đỗ xe giàn thép hiện đại nhất Hà Nội
    Sau khi đi vào, chiếc ô tô sẽ được đưa lên tầng 2...
    Khám phá bãi đỗ xe giàn thép hiện đại nhất Hà Nội
     ... bởi các cần cẩu được điều khiển từ xa.
    Khám phá bãi đỗ xe giàn thép hiện đại nhất Hà Nội
     
    Khám phá bãi đỗ xe giàn thép hiện đại nhất Hà Nội
     
    Khám phá bãi đỗ xe giàn thép hiện đại nhất Hà Nội
    Cận cảnh những vòng xích nâng đỡ xe lên, xuống...
    Khám phá bãi đỗ xe giàn thép hiện đại nhất Hà Nội
    Quá trình vận hành của bến đỗ xe hoàn toàn tự động...
    Khám phá bãi đỗ xe giàn thép hiện đại nhất Hà Nội
    Báo động và phòng cháy chữa cháy được lưu ý khi ở bãi đỗ.
    Khám phá bãi đỗ xe giàn thép hiện đại nhất Hà Nội
    Hệ thống đèn chiếu được trang bị đồng bộ, hiện đại phục vụ cho công tác hoạt động và bảo vệ của bãi đỗ.
    Khám phá bãi đỗ xe giàn thép hiện đại nhất Hà Nội
    Ngoài tính năng để xe ô tô, bãi đỗ xe hiện đại còn mang đến cho Hà Nội một vẻ đẹp hiện đại.
    Nhưng cần ngắm vẻ kiến trúc của Bãi đỗ xe này với kiến trúc đô thị  xung quanh, che chắn mưa gió, khi có lốc, bão....v....v.....
--> Read more..

Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

Lá trà và những bí mật

    Hãy cùng khám phá thêm đôi điều thú vị về tác dụng của trà để mọi người có thể có những hiểu biết thêm về đồ uống khiến ai cũng ghiền này nhé.

    1. Trà được sản xuất thông qua quá trình làm khô, nghiền, lên men, trộn. Tuỳ thuộc vào quy trình sản xuất mà chúng ta có các loại trà khác nhau như trà xanh, trà mạn, trà nhân sâm.

    2. Trong lá trà có chứa 20-30% axit tannic, loại axit này đóng vai trò giúp cơ thể con người tăng cường khả năng miễn dịch và kháng khuẩn.

    3. Trà cũng chứa loại chất kích thích giống như cà phê, khoảng 5% alkaloid. Loại hợp chất hoá học tự nhiên này kích thích thần kinh trung ương và tăng quá trình chuyển hoá trao đổi chất.

    4. Những dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, họ quan niệm rằng thà không có muối trong 3 ngày còn hơn là thiếu trà trong một ngày. Qua đó, chúng ta có thể thấy trà rất quan trọng trong cuộc sống con người.

    5. Đặc biệt, các chất thơm chứa trong trà có thể giúp con người tiêu hao chất béo, tăng cường tiêu hoá.

    6. Đối với những người hút thuốc, trà có thể giúp họ thải độc tố nicotine khi hút thuốc.

    Lá trà và những bí mật ít được nhắc đến

    7. Ngoài ra trà chứa nhiều chất chống oxy hoá như flavonoid có khả năng chống ung thư dạ dày và thực quản, ngăn chặn sự gia tăng cholesterol có hại trong máu.

    8. Hàm lượng cafein trong trà ít hơn cà phê. Một ly cà phê chứa 135 miligam cafein trong khi đó một tách trà chỉ chứa 30-40 miligam cafein. Điều này giúp cho những ai gặp vấn đề trong việc khó tiêu, hay bị đau đầu và mất ngủ có thể dùng trà thay cà phê.

    9. Các nhà khoa học Hà Lan đã nghiên cứu được rằng, những người uống từ 2-3 tách trà mạn mỗi ngày có nguy cơ tử vong về các bệnh tim mạch thấp hơn 70% những người không uống trà. Các hợp chất chống oxy hoá trong trà làm giảm lượng cholesterol và tiểu cầu gây đông máu, đột quỵ và truỵ tim.

    Lá trà và những bí mật ít được nhắc đến

    10. Trà bảo vệ xương của bạn, giúp chúng vững chắc hơn. Theo những nghiên cứu mới nhất cho rằng, những người uống trà với khoảng thời gian trên 10 năm thì sẽ có cơ thể ít bị lão hoá và khả năng chống chọi với bệnh tật tốt hơn những người không uống kể cả khi họ hút thuốc lá nhiều hơn. Đặc biệt tỉ lệ mắc các bệnh về xương khớp ở những người này là rất thấp. Tuy nhiên, không vì thế mà các bạn có thể hút thuốc lá một cách tuỳ tiện vì nghĩ rằng nếu hút thuốc mà uống trà thì sẽ không sao nhé.

    11. Uống trà không gây béo bởi trong trà không có chút calo nào. Thay vì chọn lựa những đồ uống có ga hàm lượng calo lớn hoặc những đồ uống có chất cồn, các bạn có thể thay thế bằng một cốc trà xanh vừa giúp cơ thể giải nhiệt và có làn da đẹp hơn.

    12. Các bạn có nhận ra rằng, lợi ích của trà còn được ứng dụng trong việc sản xuất kem đánh răng không? Đó là vì trong trà có những dưỡng chất như fluoride, tannin giúp giữ cho răng và nướu của bạn khoẻ mạnh.

    Lá trà và những bí mật ít được nhắc đến

    13. Trong các loại trà thì trà xanh có công dụng vượt trội hơn hẳn, nó có thể ngăn ngừa các bệnh như sỏi thận và Alzheimer.

    14. Axit amin L-theanine trong lá trà xanh đã được các nhà khoa học chứng minh rằng có tác dụng giúp não bộ con người tập trung và bình tĩnh trong các tình huống gây tức giận và căng thẳng.

    15. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tìm thấy trong trà xanh có các chất chống oxy hoá và các chất ngăn chặn quá trình sinh hoá liên quan đến các bệnh về dị ứng bao gồm hắt hơi, dị ứng phấn hoa, lông thú và bụi.

    Mặc dù trà mang lại rất nhiều tác dụng cho đời sống con người nhưng chúng ta không nên quá phụ thuộc và lạm dụng chúng. Nếu bạn uống quá nhiều, chúng sẽ mang lại những tác dụng phụ không mong muốn.

--> Read more..

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

Rùng mình.....!!!

               Nghệ nhân làm bánh Kittiwat Unarrom ở Thái Lan đã tạo ra những chiếc bánh mỳ có hình thù quái dị. Đó là những chiếc bánh được làm giống như những bộ phận trên cơ thể người thật.

    cơ thể người, chn, tay, đầu, ruột, gan, Rng mnh trước bnh mỳ cơ thể người, Rng mnh trước bnh mỳ m phỏng cơ thể người
    cơ thể người, chn, tay, đầu, ruột, gan, Rng mnh trước bnh mỳ cơ thể người, Rng mnh trước bnh mỳ m phỏng cơ thể người
    cơ thể người, chn, tay, đầu, ruột, gan, Rng mnh trước bnh mỳ cơ thể người, Rng mnh trước bnh mỳ m phỏng cơ thể người

    cơ thể người, chn, tay, đầu, ruột, gan, Rng mnh trước bnh mỳ cơ thể người, Rng mnh trước bnh mỳ m phỏng cơ thể người

              Từ năm 2006, Kittiwat Unarrom đã bắt đầu sử dụng bột mỳ nhào như một loại nguyên liệu để tạo ra những chiếc bánh khiến người xem không khỏi rùng mình, mô phỏng lại những bộ phận trên cơ thể người như chân, tay, đầu, ruột, gan… Nhiều người không dám nhìn trực tiếp vào những chiếc bánh đó vì quá sợ hãi, các em nhỏ thì khóc ré lên khi nhìn thấy những bộ phận cơ thể đó. Nhưng thực chất, đó là những chiếc bánh mỳ cực kỳ ngon và được trưng bày ngay tại tiệm bánh của gia đình Kittiwat Unarrom.

              Để tạo ra những chiếc bánh quái dị đó, Kittiwat Unarrom đã rất kỳ công nhào nặn rồi cẩn thận tô màu cho những chiếc bánh miễn sao trông càng khiếp sợ càng tốt. Ngoài ra Kittiwat còn đi thực tế ở các phòng mổ của bệnh viện, các triển lãm pháp y để có thể tạo ra những chiếc bánh giống nhất. Kittiwat lý giải điều này sẽ thu hút được sự quan tâm chú ý của khách hàng. Những chiếc đầu không có tóc, nội tạng được lấy ra cùng với máu giả được làm từ phẩm màu càng làm cho món bánh mỳ trông ghê rợn hơn.

             Mặc dù Kittiwat mở một tiệm bánh mỳ ngay tại nhà mình ở Ratchaburi, nhưng những sản phẩm mà Kittiwat làm ra không phải để bán mà chỉ để trưng bày nhằm thu hút người xem. “Gia đình tôi có truyền thống làm bánh, tôi được học cách làm bánh từ khi tôi mới 10 tuổi. Tôi muốn thể hiện những quan điểm tôn giáo của mình, do đó tôi dùng bánh mỳ để nói ra ý nguyện của tôi. Tất cả những chiếc bánh này có thể cho người xem thấy được sự ngắn ngủi của nó cũng như sự ngắn ngủi của đời người. Cho dù nó trông có gớm giếc như thế nào thì đó cũng chỉ là những chiếc bánh mà thôi”, Kittiwat Unarrom chia sẽ với hãng tin AP.
--> Read more..

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

Hương vị khó quên của măng đắng Ngàn Me (Thái Nguyên)



Huong vi kho quen cua mang dang Ngan Me (Thai Nguyen)
Vùng đất Đồng Hỷ không chỉ nổi tiếng với vải thiều, chè, nơi đây còn có món đặc sản măng đắng mà nếu ai đã từng thưởng thức hẳn sẽ khó quên được vị đắng, ngọt đặc biệt.
Người dân TP. Thái Nguyên thường gọi món măng này là măng Ngàn Me bởi nó được lấy từ rừng Ngàn Me về. Măng đắng được bày bán khá nhiều ở chợ Chùa Hang, Đồng Hỷ và dọc Quốc lộ 1B đoạn qua cầu Gia Bẩy, những cây măng chỉ bằng ngón tay theo chân lái buôn về tận các chợ nhỏ trong thành phố Thái Nguyên và trở thành món ngon trên mâm cơm mỗi độ xuân về.
Măng hái từ rừng, bỏ đi những bẹ lá, chẻ hay thái măng tùy theo ý thích, cho vào nồi luộc sơ qua với chút muối để giảm vị chát đắng, sau đó vớt ra ngâm nước lạnh khoảng 1 giờ là có thể chế biến được.
Cách chế biến đơn giản nhất là luộc măng chấm với muối ớt hoặc mắm tôm chanh. Măng bóc vỏ, để nguyên cây luộc qua hai lần nước, hết ngái là có thể ăn được. Vị đắng ngọt và giòn của măng quyện với vị mặn, cay của ớt đem đến cho người thưởng thức một cảm giác lạ: đắng nhưng không chát. Nếu không muốn ăn luộc có thể chế biến măng thành nhiều món: Xào, nấu canh… mỗi món ăn lại có một vị hấp dẫn riêng.
Măng hái đầu mùa bao giờ cũng ngon hơn cuối mùa, từ hương vị đến độ giòn. Vì thế, người ta thường vào rừng khi mùa xuân vừa tới, để tìm những cây măng đắng. Măng hái về cũng phải chế biến ngay mới giữ được mùi thơm của măng tươi.
Măng đắng Ngàn Me là sản vật đất trời ban tặng riêng cho Đồng Hỷ, mùa này đi trên Quốc lộ 1B sẽ thấy nhiều hàng măng bên đường, dừng lại mua chút hương vị của núi rừng, ăn một lần để nhớ.
Măng đắng - món ăn làm say lòng người
      Định Hóa nổi tiếng với cảnh đẹp thơ mộng, trữ tình của những rừng cọ, đồi chè xanh ngát; những lễ hội tưng bừng với điệu hát then mượt mà… Và nơi đây còn được biết đến với đặc sản măng đắng - món ăn có sức níu chân du khách mỗi khi ghé qua…
Đến Định Ha, du khch dễ dng tm mua măng đắng - một mn ăn đặc sản của người dn nơi đy.
Đến Định Hóa, du khách dễ dàng tìm mua măng đắng - một món ăn đặc sản của người dân nơi đây.


       Khi những cơn mưa xuân đầu tiên đổ xuống, thấm qua từng lớp đất dày, ấy là khi măng cựa mình, nhú những mầm non đầy sức sống để đón ánh nắng mặt trời và báo hiệu một mùa măng đắng mới bắt đầu. Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây, măng đắng đầu mùa được bắt đầu từ tháng Chạp, đây là lúc măng có vị ngọt và giòn nhất. Đến khi những cơn mưa rào xuất hiện cùng tiếng sấm rung chuyển đại ngàn là khi măng đã vào cuối vụ và chuyển sang vị đắng. Vì vậy, mới chớm xuân, trên khắp các ngả đường của huyện Định Hóa, du khách có thể dễ dàng tìm mua để làm quà cho gia đình, người thân. Măng đắng giờ đây không chỉ là món ăn dân dã của các dân tộc miền núi mà còn là món ăn yêu thích của tất cả những ai đã một lần thưởng thức nó.

        Những người mới ăn, chưa quen với vị đắng tê tê nơi đầu lưỡi thì thường tìm những loại măng củ to, tròn và chưa lên tai xanh. Loại măng này phải đào từ khi mầm vẫn còn nằm sâu trong lòng đất nên chưa có vị đắng. Nếu đem về rửa sạch, luộc kỹ, thái miếng to bản, ăn với thứ mắm tôm đánh chanh, ớt sủi bọt thì tuyệt ngon. Vị non ngọt của măng hòa lẫn vị chua cay của thứ nước chấm đặc biệt này khiến du khách dù chỉ thưởng thức một lần cũng không thể nào quên được dư vị dìu dìu, mát ruột ấy.

       Còn đối với những người sành ăn măng đắng thì vị đắng ngắt tưởng chừng không thể đắng hơn của những đọt măng cái mọc giữa hai mùa mưa và đã lên tai xanh lại có sức hấp dẫn lạ kỳ.  Nếu như người miền núi thích ăn măng cái nướng để giữ được vị đắng của măng thì người miền xuôi lại chế biến theo một cách khác. Măng cái được luộc kỹ với muối, sau đó ngâm với nước lạnh chừng một tiếng để giảm bớt vị đắng của măng sẽ dễ ăn hơn. Hoặc cũng có thể thái thật mỏng phần thân măng, xào với tỏi xém cạnh thì ăn sẽ rất tuyệt. Lúc đầu là vị đắng ngang, sau khi nhai từ từ sẽ cảm nhận được vị ngọt nhẹ, rất thú vị. Du khách được nếm thử một lần sẽ muốn ăn thêm những lần sau nữa...

          Mùa măng đắng lại về, ngày xuân, đến với núi rừng Định Hóa, ngồi bên bếp lửa nhà sàn cùng nhau nhâm nhi những chén rượu cay nồng và thưởng thức món măng đắng làm say lòng người, hẳn sẽ không còn gì thú vị hơn thế. Cuộc sống hiện đại hối hả trôi đi khiến người ta cảm thấy mệt nhoài, nhưng khi dừng chân ở chốn đại ngàn, du ngoạn và nếm những món ăn chất chứa sự mộc mạc, tinh nguyên của núi rừng sẽ khiến lòng người thảnh thơi với những cảm xúc mới lạ và tinh tế.

Chợ Đại Từ: Mùa măng đắng

thao_-huong_500
   Hàng măng tươi  ở cổng chợ Đại Từ
    Năm nay,mùa măng đắng đến sớm.Chưa đến Tết mà chợ đã có măng đắng măng ngọt bán.Cũng may đang mùa dịch trên đàn gia súc nhiều người đang không biết đổi món cho đỡ chán thì lại có món măng tươi để ăn.
 img_0917_500_01
   Ai mua măng đắng măng ngọt nào !
   Chỉ cần đỗ xe lại cạnh cổng chợ là có thể mua được măng đắng măng ngọt ngay.
         Từ sáng sớm,mấy chị buôn măng đã xếp măng cao như núi.Xung quanh còn mấy bao tải.Thế mà đến chiều là hết sạch,chỉ còn lại vỏ bẹ măng.Mấy bác có trâu kéo xe mang bao tải đến xin vỏ bẹ măng về cho trâu ăn
 img_0916_500
      Măng đắng hay măng ngọt nào.Loại gì cũng có !
     Măng năm nay giá khoảng 8.000 đến 10.000 /kg.Ai thích ăn măng đắng thì chọn cái to dài.Ai muốn ăn măng ngọt thì chọn những cái nhỏ. (Khi măng chưa chồi lên hoặc đang chuẩn bị chồi lên mặt đất thì măng còn ngọt.Một khi đã chồi lên khỏi mặt đất là sẽ đắng). Một chị bán măng giải thích cho khách như vậy.
 picture_304_500
     Mua đi chị:8000 đ/kg thôi.
     Khi mua măng hầu như ai cũng nhờ mấy chị mấy cô bán hàng dóc bẹ măng đi cho.Về nhà mà dóc thì hơi ngại,lại bị nhựa măng làm đen cả tay.Thế nên nhiều người nói vui:"Lỡ mấy chị ấy cân thiếu cho làm mà sao biết được.Vỏ đã dóc đi rồi thì căn cứ vào đâu?". Có người sau khi họ dóc xong bảo cô bán hàng  đặt lên cân thử xem còn bao nhiêu. Nhưng cân của mấy chị luôn để hơi chếch một chút.Đặt lên cái là họ đọc ngay khiến người mua chưa kịp nhìn.Giả sử các chị bán hàng lại đọc bớt đi một hai lạng.Về nhà cân lại vẫn đủ!
 thao_500
  Chị Thảo đang dóc măng cho khách
   Phần lớn măng được bán ở đây là được đưa về từ Định Hóa,Chợ Mới và nơi khác của Bắc Cạn.Măng mà chúng ta vẫn mua là măng của cây vầu,cây vẫn... Ngày nay nhiều gia đình có thu nhập lớn từ việc bán măng.
   Anh Tám,một người ở Phú Bình lên nhà bạn ở Đại Từ chơi nói: 'Sướng nhất là được ăn một bữa măng tươi luộc chấm mắm tôm thỏa thê".Còn anh Bình,một người ở thị trấn Đại Từ thì mua chục cân  măng cho vào thùng xốp để gửi cho người nhà ở  dưới Thái Bình.
 picture_002_500
           Bốn rưỡi chiều:Hàng măng tươi của chị Thảo-chị Hường đã sắp hết
   Măng tươi cung cấp cho cơ thể một số chất cần thiết đặc biệt là chất xơ.Nhưng trong măng tươi có một nhóm chất có hại cho cơ thể.Chất này cùng nhóm chất gây say ở sắn tươi,đỗ tươi... hơn nữa ăn nhiều măng có thể bị chướng bụng,khó tiêu.Do vậy cho dù măng đắng măng ngọt có ngon đến mấy thì các bạn cũng ăn vừa phải nhé.Chúc bạn có những bữa ăn ngon với món măng tươi.

Nhớ nao lòng vị măng đắng quê nhà

       Đúng là chẳng có sự cay đắng nào là... ngọt ngào và làm ta nhớ lâu như món măng đắng vùng núi khi mùa đông về.
         Đầu mùa khi những mầm măng mới nhú còn có vị ngọt xen lẫn vị đắng thế nhưng theo kinh nghiệm của người hái măng lâu năm thì cứ hễ có tiếng sấm là măng lại chuyển sang vị đắng nhanh chóng. Ngày trước dọc trên vùng cao Tây Nguyên và Tây Bắc đâu đâu cũng thấy măng đắng, người dân nơi đây chỉ cần ra ngõ là đã có măng mang về nhà. Nhưng ngày nay, muốn có măng đắng bà con phải vào tận rừng sâu mới tìm được.
         Người già trong bản vẫn kể cho con cháu nghe câu chuyện đã được truyền từ đời này sang đời khác: “Ngày xưa, đã lâu lắm rồi, ở một bản Thái nọ có một chàng trai rất tài giỏi. Nhà nghèo khó nên cha mẹ chàng đặt tên là “Khôm” – tức là đắng. Song chàng rất giỏi trong mọi việc phát rẫy, trồng lúa… Lên núi chàng là một thợ săn tài ba. Những hội vui không ai sánh nổi chàng trong nhịp “khèn”, điệu “pí”. Ở cùng bản có nhà thống lý giàu sang, cô con gái đang độ tuổi trăng tròn. Khuôn mặt nàng như trăng rằm mùa thu, làn da trắng ngần như cánh hoa rừng thơm ngát, nên được đặt tên là “Bók” – tức Hoa. Mỗi khi nàng ngồi vào khung cửi, sợi bông thô như được thổi hồn, khung cửi bỗng reo vui trong nhịp thoi đưa, nàng “sấp đôi bàn tay đã được hoa văn, ngửa bàn tay đã thành hoa lá”. Tiếng hát của nàng trong vắt như tiếng chim rừng, như suối reo trong nắng mùa xuân. Các chàng trai đều thầm yêu trộm nhớ. Nhưng khăn piêu nàng đã trao cho chàng Khôm tài ba. Điều đó khiến cha nàng vô cùng tức giận và tìm mọi cách ngăn trở. Biết không thể vượt qua được những trở lực của gia đình, một hôm nàng Bók và chàng Khôm cùng nhau trốn vào rừng sâu, quyết bảo vệ tình yêu trong sáng.Thống lý vô cùng tức giận cho người nhà đuổi theo. Hai người đói, mệt, kiệt sức, đôi trai tài gái sắc nhìn nhau nước mắt dòng dòng như khắc sâu hình ảnh của nhau trong con tim ứa máu và tình yêu trắng trong chung thủy, rồi cầm tay nhau cùng nhảy xuống vực sâu. Đất bỗng dâng lên ôm trọn hai người vào lòng. Từ nấm mồ chung mọc lên một cây vầu – người Thái gọi là “mạy pao”, măng có vị đắng – tiếng Thái là “nó khôm”.
        Măng đắng hầu như có quanh năm nhưng nhiều nhất vẫn là mùa mưa - mùa măng mọc. Vào mùa này đi chợ ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên bạn sẽ ngay lập tức bị choáng ngợp bởi những gùi, những đống măng xếp la liệt. Thậm chí măng đắng còn được bày bán khắp các con đường lớn nhỏ dẫn vào thành phố hay thôn bản. Mỗi mùa măng người dân lại lục tục rủ nhau vào các cánh rừng vầu để lấy măng. Vừa để ăn thay rau vừa để bán tăng thêm thu nhập.
Người sành măng đắng, ăn nướng mới thật đã.
         Măng hái từ rừng, bỏ đi những bẹ lá, chẻ hay thái măng tùy theo ý thích, cho vào nồi luộc sơ qua với chút muối để giảm vị chát đắng, sau đó vớt ra ngâm nước lạnh khoảng 1 giờ là có thể chế biến được. Đơn giản nhất là món măng đắng luộc chấm muối ớt mà cũng khiến bao người ăn một lần lại muốn có lần thứ hai, thứ ba. Với những người thích cái vị đắng, vị chát, thay vì luộc, người ta đem nướng măng đắng. Người sành măng đắng, ăn nướng mới thật đã.
       Còn người thành thị lại chế biến thành nhiều món hấp dẫn như xào mẻ, luộc, hầm xương, hấp quấn thịt vịt hoặc thịt lợn. Mỗi món một vị nhưng dù chế biến thế nào vẫn không lẫn đi đâu được vị đắng đắng của cây măng rừng ấy.
Vị măng đắng dân dã mà sao khó phai trong ký ức của những
 người con khi xa quê đến thế.
       Lạ hơn nữa là món nem măng đắng. Cái tên vừa lạ vừa quen. Người miền xuôi coi nem là món rất thông dụng, dễ làm mà lại ngon, bổ dưỡng. Nhưng nem măng đắng của người Tây Nguyên lại kì công và độc đáo hơn ở chỗ họ không dùng bánh đa nem để gói mà dùng những lá măng, nhân không phải thịt lợn, tôm… mà dùng thịt gà tơ.
       Muốn nem măng đắng ngon thì phải chọn măng đắng đầu mùa, vừa giòn, ngọt và hương vị thơm ngon hơn khi chế biến món ăn. Măng đắng đem về luộc chín, rồi lột lấy những tấm lá bánh tẻ mỏng, nhưng vừa mềm lại vừa dai để thay thế cho những chiếc bánh đa nem thông dụng.
Ngon lạ với món nem măng đắng.
       Nhân của món nem măng đắng được làm từ thịt gà băm nhỏ. Gà phải là gà tơ, gà đồi, thịt mới ngọt, ngon, xương mềm. Làm sạch và băm nhỏ cả xương lẫn thịt, cùng với củ kiệu, lá hẹ và các gia vị: hạt tiêu, nước mắm. Tiếp đó là công đoạn gói nem.
         Cho nhân vào từng lá măng, cuốn tròn lại cho khéo để nhân không rớt ra ngoài rồi cho vào chảo mỡ rán vàng. Để nhỏ lửa để nem không bị cháy, lật lại nhiều lần. Khi nem vàng và có mùi thơm thì gắp ra đĩa. Nem măng đắng có thể dùng để nhắm rượu, ăn với cơm đều được.
        Vị hơi đăng đắng của măng, vị ngọt của thịt gà tơ, vị béo của dầu, mùi thơm của các loại gia vị sẽ tạo nên hương vị đặc trưng riêng có của nem. Người dân Tây Bắc chỉ làm nem măng đắng trong những ngày truyền thống của làng bản, nhưng nay nó đã xuất hiện nhiều hơn trong bữa ăn để quảng bá với du khách về văn hóa ẩm thực nơi đây.


--> Read more..

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Hướng nghiệp cho con...

    Nhân dịp đọc lại bài viết của Bạn Blog: (http://huynhtran.multiply.com/journal/item/746/746)

            Chợt nhớ ngày xưa, khi tôi vừa 16 trăng tròn. Thủa ấy chúng tôi mới lớn. Chiến tranh phá hoại Miền Bắc của Mĩ đang rất khốc liệt tại Quê tôi. Nhiều bạn đồng môn của tôi phải tạm biệt mái trường phổ thông, lên đường nhập ngũ vào Nam chiến đấu. Nhiều lá thư gửi, đã không bao giờ đến tay chúng tôi, những người bạn đồng môn của họ!



        Chiến tranh vẫn là vậy! Còn chúng tôi, lại băn khoăn chọn ngành nghề khi tốt nghiệp phổ thông! Ngày ấy trong lũ học sinh, ngờ nghệch chúng tôi, không đủ tiêu chuẩn sức khoẻ nhập ngũ, vào Nam đi chiến đấu, buồn tủi với những mơ ước chẳng đâu ra đâu!

           Ngành nghề rất rõ và lan truyền trong lũ học sinh chúng tôi: "Nhất Y, Nhì Dược, Tạm được Bách Khoa, Bỏ qua Sư phạm".

           Tôi vốn là học trò ngoan ngoãn, học khá, lại là lớp trưởng, uỷ viên Ban chấp hành Chi đoàn thanh niên, quyết định về hởi ý kiến Bố, Mẹ trước khi hạ bút vào tờ đăng kí nguyện vọng.

           Bố tôi, sau khi nghe tôi trình bầy, ông nói:
          
           - Theo Bố con nên chọn ngành Y!

           Không hỏi, không đợi tôi phản ứng, Bố tôi giải thích:

           - Trong Xã hội ta có hai nghề: Người tốt nghiệp nghề Y, ra trường được Xã hội gọi, xưng hô bằng hai từ "Bác sỹ"- Là Bác luôn con ạ! Còn nghề thứ hai là "Sư Phạm", tốt nghiệp được Xã hội tôn vinh là "Thầy, Cô"! Như vậy, Xã hội rất tôn trọng hai nghề đó!
            Nhưng trong đời người, theo Bố sức khoẻ là quan trọng nhất. Hai chị con không vào đại học Y, nay con nên chọn Ngành Y! Nhà ta có một Bác sỹ ....Riêng!

            Mẹ tôi không nói! Đêm ấy tôi hạ bút viết luôn- Hồi ấy chúng tôi được viết hai nguyện vọng- Ban tuyển sinh sẽ xét duyệt, năm ấy chúng tôi không phải thi vào Đại Học, mà chỉ xét tuyển dựa theo kết quả học, điểm thi tốt nghiệp Phổ thông và bản đăng kí nguyện vọng này:

          1. Đại học Y khoa Hà Nội;

           2. Đại học Vô tuyến điện Bách Khoa Hà Nội.

           Tôi học dự bị xa nhà một năm, đạt kết quả giỏi, được phân công theo học Ngành Y, đúng nguyện vọng thứ nhất!




            Học xa nhà, xa Bố Mẹ Gia đình những 6 năm, tôi sợ và nhờ người quen xin chuyển sang nguyện vọng thứ hai!

            May mắn, mỉm cười với tôi, sau 6 năm xa nhà theo học, rồi theo đuổi nghề Vô Tuyến Điện cho đến khi về hưu trong môi trường Quân Đội, nghiêm khắc, kỉ luật và...Xa Nhà, người thân!

           Về hưu, thêm tuổi ....rất nhanh, sức khoẻ thay đổi theo chiều đi xuống...Nghe tiếng điện thoại đổ dồn, thông báo:

           - Này Thằng....X    đang nằm trong bệnh viện K, đi thăm tối nay nhá!


           Thăm bạn đồng môn, đồng đội nằm dài trên giường bệnh, chằng chịt dây và máy móc xung quanh, chúng tôi vẫn phải cười, phải nói! Bạn tôi cũng vẫn cười tươi, vẫn đùa tếu, trả lời câu hỏi tinh nghịch của đồng môn:

           - Còn Mấu Tre, gửi ở đâu không? Vì Bạn tôi chỉ toàn con gái.

           Bạn đồng môn thân ơi! Ước gì thời gian quay ngược nhỉ, tớ sẽ học đúng Ngành Y, sẽ không xin chuyển trường nữa, biết đâu giờ giúp được Bạn nhỉ?


--> Read more..

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

Trà....Quê


    Lâu quá mới gặp lại cháu, nơi Bố mẹ tôi sơ tán năm nào vì máy bay Mĩ ném bom bắn phá. Cháu pha ấm trà Quê, tuy không xa vùng Tân Cương Thái Nguyên là mấy, nhưng hương vị của thứ Trà này vẫn riêng, vẫn rất Quê, gợi cho tôi nhớ lại tuổi thơ học trò vùng đồi núi!

    .....Hồi ấy tôi còn nhỏ lắm. mới học lớp 7. Máy bay Mĩ hàng ngày mang bom đến ném xuống Thành phố của tôi, chúng tôi phải học ban đêm bằng đèn dầu, ban ngày theo Bố Mẹ đi sơ tán xa Thành phố!

       Vất vả và nguy hiểm quá, vì hàng ngày tôi và các bạn tôi phải đi qua vùng bom đạn của Mĩ, nên Bố Mẹ tôi chuyển hẳn gia đình về vùng đồi núi xa Thành phố. Sống trên quả đồi trung du, Bố tôi bắt đầu ươm cây chè Tân Cương! Nhân chuyến đi công tác, Bố tôi xin hạt chè tận Núi Guộc Tân Cương mang về ươm. Hai bố con tôi, cưa ống nứa ra thành từng đoạn ngắn, cho đất mùn trộn đều với phân chuồng hoai vào ống nứa, cẩn thận đặt hạt chè già vào trong ống. Xếp các ống nứa thành hàng lối dưới bóng râm mát của cây vải thiều. Hàng ngày tưới ẩm cho chúng mong ngày nảy mầm.

       Rồi Bố Mẹ và tôi tranh thủ chủ nhật, cuốc sới, đánh rãnh, bỏ phân. Tôi vừa đi học, vừa giúp Bố Mẹ làm vườn, sáng ra phải bẻ cành cây xanh phủ lên trên các luống đất...ngụy trang. Dân làng họ vẫn lo sợ, máy bay Mĩ nhầm tưởng là trận địa quân sự mới. Thế mà sau khi chè nẩy mầm, đã đặt ngay ngắn trên các luống đất, không còn mầu đất mới nữa, nhưng máy bay Mĩ vẫn rẹt qua vùng đồi chúng tôi, quẳng vài quả bom nổ tung tóe, may không ai bị thương.

        Đất đỏ trung du, mảnh bom rơi tứ tung phủ cả lên các luống chè non xanh. Bố mẹ tôi lại cần mẫn thu gom các mảnh bom, đạn. Chiều chiều xách nước từ cái ao cạn chân đồi tưới mát cho mầm chè xanh bé nhỏ!
        Những luống chè vẫn vươn xanh, lớn lên mặc khói bom đạn hàng ngày, mặc tiếng còi ủ báo động máy bay Mĩ xâm phạm bầu trời!

       Bố hướng dẫn tôi, lấy đất sét trộn đều với trấu, giấy bản, rơm băm và vôi xỉ đắp một cái lò sao chè to ở đầu trái nhà. Bố tôi đạp xe đạp từ lúc ông mặt trời còn đang ngủ, sang chợ thành phố để mua một cái chảo gang to đùng. Bố tôi về đến nhà cùng cái chảo, mồ hôi ướt đầm lưng áo, trong lúc tôi còn ngái ngủ. Khiêng cái chảo gang nặng ịch, nhìn Bố, thương quá, thầm căm ghét máy bay Mĩ, vì chúng mày mà Bố tôi vất vả dậy sớm, đi xa.

        Thế rồi ngày hái lứa chè đầu tiên cũng đến. Tối hôm trước Bố tôi dặn dò cách hái chè, cách sao chè và đặc biệt ngày mai dậy sớm, ăn sáng thật no, hái chè sớm, trước khi mặt trời lên cao, chè mất nước, bị héo ôi...và cũng đề phòng máy bay Mĩ ném bom bắn phá....

         Bố Mẹ tôi và tôi hái đến gần 9 giờ thì hết cả vườn chè nho nhỏ, những búp chè đầu: "Một Tôm, hai lá; Một Cá, một chìa", xanh mơm mởn, óng ánh mầu sương ban mai đầy ắp cả hai cái nong to giữa nhà.


        Nghỉ ngơi chút xíu, Bố tôi lại ra nhóm bếp lò. Tôi lễ mễ ôm củi bỏ lò, đổ nước vào chảo gang, để bố tôi rửa sạch chảo trước khi cho chè tươi vào.

        Những ngọn, búp chè gặp nhiệt độ nóng của chảo gang, tái chín, hơi nước bốc lên nghi ngút, mặt Bố tôi cũng ửng đỏ, mồ hôi ướt nhòe cặp kính lão. Tôi lấy chiếc quạt lá quạt lấy, quạt để mong cho những giọt mồ hôi kia bay đi, để cặp kính lão của Bố trở lại trong suốt...Thấy mặt tôi cũng lấm tấm mồ hôi, Bố tôi cười và nhắc tôi mang cái lia to ra để đựng chè đã tái đúng ....độ.

         Những búp chè tươi tai tái, nóng hổi được rải đều trên cái lia to đan bằng tre. Bố tôi, rồi cả mẹ tôi dùng đôi tay vò đi, vò lại, búp chè mềm mại, xoắn lại với nhau, tiết ra một thứ nước xanh rờn, chát xít....Tôi cũng thò đôi tay bé tí, để học cách vò chè, nhưng nóng quá, đành ngồi quan sát những búp chè tươi xanh mơm mởn, nay xanh tái, xoắn dẻo vào nhau dưới bàn tay chịu nóng thần kì của Bố Mẹ tôi....

          Tôi cùng Bố tôi khiêng lia chè đã vò xong đổ vào chảo gang sạch, nóng. Bố tôi đảo nhanh, đều hai chiếc đũa cả vào những ngọn chè đang xoắn vào nhau! Chúng nhảy múa, quyện xoắn vào nhau, rồi tởi bung ra, rồi lại quyện vào nhau! Nhiệt độ của chiếc chảo gang tăng lên, giảm xuống theo sự điều khiển của đôi tay Bố tôi : "....Phải biết canh chừng ngọn lửa, để đủ nhiệt, đúng lúc, cho chè không ôi, ngái vì thiếu nhiệt, không cháy, khét vì thừa nhiệt....", Bố tôi gạt mồ hôi trên trán, giải thích cho tôi hiểu. Nhìn Bố tôi thương quá, tôi quạt lia, quạt lịa mong cho những giọt mồ hôi trên Bố tôi bớt đi. Bố tôi cười và nói:

    - Thôi con ạ, đừng quạt nữa! Vừa mất nhiệt cho chảo, mặt khác Bố không ngửi được hương chè, mùi của chè, làm sao mà điều khiển chế độ nhiệt được.

           Ồ khó vậy sao! Khi sao chè, còn phải dùng mũi ngửi để kiểm tra chất lượng, hương của Trà....

           Mẹ tôi mang chiếc khăn mặt đã được nhúng ướt lạnh giếng đá ong, vắt lên đôi vai gầy của Bố, giảm bớt cái nóng từ bếp lò phả vào mặt, vào người Bố tôi.
              Mùi hương thơm của trà móc câu đã tràn đầy chảo gang, Bố tôi rút củi, gạt than hồng đều khắp đít chảo, bỏ đôi đũa cả, chỉ dùng tay không xoa đều những búp trà hình lưỡi câu. Tôi ngạc nhiên quan sát, Bố tôi giải thích:

             - Bây giờ là giai đoạn lấy hương Trà! Bố chưa thành thạo, nhưng phải thử mới biết làm con ạ!

           Những búp Trà bắt đầu phủ lên mình một mầu trăng trắng, đùng đục giống như bị mốc. Hương của Trà xung quanh chảo cũng giảm ngan ngát!

          - Được rồi con ạ! Hương của Trà đã ẩn kín trong lớp mốc trăng trắng đấy!

         Bố tôi đổ Trà ra mẹt con, tôi ước lượng khoảng gần 1,5 kg. Đúng lúc ấy tiếng còi tầu hoả về ga chuyến 13h 45 cũng tu tu lên.

          - Trà nguội, cất vào hộp đậy kín, ngày mai trà còn ngậy hương hơn cơ! Bố tôi giải thích!

    ......Lớn lên, sau bao lần tự sao chè, tôi chẳng bao giờ ý thức được búp Trà đẹp, ngon, thơm, ngầy ngậy, có hậu, ngọt giọng khi uống, đều do sự nhậy cảm không diễn tả thành lời qua đôi tay điêu luyện, qua cặp mắt dõi trông và cần phải có cái gì nữa trong ....Tâm người thợ chè....

       ...Ấm trà quê, cạn nước. Tôi chiêu thêm chút nước giếng đá ong đun sôi vào ấm, hương trà lần nữa ngào ngạt xung quanh, hương Trà....Quê đó! Tôi nhớ Bố đã đi xa, nơi Vĩnh hằng, mắt ướt, đầy Hương Trà Quê!


--> Read more..

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

CON LỪA.............

Câu chuyện con lừa
 

 



  Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng.
  Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất và đổ vào giếng.
  Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.

Cuộc sống sẽ đổ rất nhiều thứ khó chịu lên người bạn. Hãy xem mỗi vấn đề bạn gặp phải là một hòn đá để bạn bước lên cao hơn. Chúng ta có thể thoát khỏi cái giếng sâu nhất chỉ đơn giản bằng cách đừng bao giờ đầu hàng.

--> Read more..

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Nghệ thuật thưởng trà Việt






     
    Nghe các nghệ nhân nói về cách thưởng trà, chúng tôi mới thấy mình uống trà “ tục ” quá, chưa văn hoá như các cụ ngày xưa. Mỗi lần khách đến chơi nhà là chúng tôi dùng tay bốc trà từ trong hộp, đổ vào ấm. Nhiều lúc vội làm trà vung vãi ra chung quanh. Dội nước sôi, chờ một lúc là rót một lượt mời khách. Chén trà nhiều khi còn nước do người trước uống thừa, đổ vội, để rót nước mời người khác. Đổ bã trà chưa hết lại lấy tay móc ra. Nước pha trà lấy thẳng từ vòi nước cho nhanh.... Đó là những điều các cụ ngày xưa không bao giờ làm khi thưởng trà.
        Với giọng ấm trầm, nghệ nhân Hoàng Anh Sướng ( nhà ở 13 Ngô Tất Tố, con nghệ nhân Trường Xuân) dẫn chúng tôi trở về quá khứ, vào một quán trà xưa để thưởng thức vẻ thanh lịch, trang nhã, sự cầu kỳ trong ẩm thực người Hà Nội.

        Người Việt Nam không uống nhiều, uống đặc và cũng không thể uống liên tục suốt ngày. Vì trà là một triết lý về sự tế nhị, nhạy cảm, thanh tao, sự suy ngẫm và óc tỉnh táo. Trà là một sự giao hòa với thiên nhiên, sự ứng xử hợp lý với thời gian, sự tiếp cận đầy nhân tính với không gian, với môi trường và con người. Ở Việt Nam luôn tồn tại một nền văn hóa trà thanh lịch và tỏa hương, tồn tại hằng nghìn, hằng vạn năm nay.

    Ở Việt Nam, tục uống trà có từ rất lâu đời. Người Việt Nam biết đến trà sớm hơn nhiều so với các nước. Theo một tài liệu khảo cứu của Ủy ban khoa học xã hội thì người ta đã tìm thấy những dấu tích của lá và cây chè hóa thạch ở vùng đất tổ Hùng Vương (Phú Thọ). Xa hơn nữa, họ còn nghi ngờ cây chè đã có từ thời kỳ đồ đá sơn vi (văn hóa Hòa Bình).

         Cho đến nay, ở vùng Suối Giàng (Văn Chấn - Nghĩa Lộ - Yên Bái), trên độ cao 1.000 m so với mặt biển, có một rừng trà tự nhiên khoảng 40 nghìn cây chè, trong đó có cây chè cổ thụ lớn nhất, ba người ôm không xuể. Ðã có những kết luận khoa học trong và ngoài nước khẳng định rằng: Việt Nam là một trong những "chiếc nôi" cổ nhất của cây chè thế giới.

    Người Việt ta dường như mở mắt chào đời đã thấy trà, uống trà trọn đời và đến khi về cõi thiên cổ, vẫn được tẩm liệm với trà. Ở Huế, nhiều gia đình niệm người thân đã mất trong một quan tài lót hằng chục cân trà. Có điều, trong suốt lịch sử uống trà hằng nghìn năm, Việt Nam không có một truyền kỳ nào về trà. Điều này cũng dễ lý giải bởi tâm hồn người Việt bình dị, chân chất. Song điều đó không có nghĩa là chúng ta xuề xoà, thô vụng trong nghệ thuật chế biến, sao tẩm trà.  
         Thói quen uống trà của người Việt Nam ban đầu được du nhập từ Trung Quốc, trải qua thời gian đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Theo Vũ Bằng, trà Việt có những điểm khác biệt rất cơ bản với trà Trung Quốc (trà Tàu) ở cách chế biến, cách uống và hương vị. Trà có hai loại chính: Trà tươi là lá cây chè không qua chế biến, được đun trong nước sôi, dùng để giải khát, hạ nhiệt; trà khô đã qua sấy, tẩm.
       
        Cũng một đồi cây chè, nhưng cây chè hướng Đông (Đông pha) bao giờ cũng ngon hơn cây chè hướng Tây (Tây pha). Bởi cây chè hướng Đông đón nhận những tia nắng mặt trời buổi sớm nên phản ứng sinh trưởng khác với cây chè hướng Tây. Trong một vườn cây chè nhưng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông là bốn mùa với bốn mùa hương vị. Ngon nhất là trà “Xuân 1″ hay còn gọi là trà “Tiền minh” (trước tiết Thanh minh).
         Khi cái giá rét của mùa đông vừa qua đi, những tia nắng ấm đầu tiên của mùa xuân vừa ló rạng thì những đọt non cũng bừng nhú trên những cành chè khẳng khiu.
          Thứ đọt non ấy nếu hái lúc sớm tinh mơ, khi cả đồi chè còn chìm trong sương rồi đem về “sao suốt” trên chảo gang thì hương thơm ngào ngạt như chõ xôi nếp cái, hậu vị ngọt bền vấn vít mãi trong cổ họng như ngậm đường phèn. Các cụ bảo: “Uống một tách trà, đi xa vạn dặm” là vậy. Loại trà ấy, thời xưa, chuyên dùng để tiến vua.

          Những thiếu nữ đồng trinh với đôi tay mềm mại dùng móng tay dài khẽ khàng bấm từng đọt non trên cùng của búp trà. Da thịt không được chạm vào bởi họ sợ dường như sức nóng của cơ thể, mùi của thịt da sẽ làm lệch lạc đi hương vị của trà. Khi búp trà được sao khô trên chảo gang dưới bàn tay chai dày của những nghệ nhân nức tiếng sẽ cong như lưỡi con chim sẻ nên còn gọi là trà “Tước thiệt” (lưỡi con chim sẻ). Sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi thấy ghi danh trà hảo hạng này được sản xuất ở vùng Châu Sa Bôi, tức Quảng Trị ngày nay. Rất tiếc, nghệ thuật sao chế trà “Tước thiệt” nay đã bị thất truyền.

        Cây chè Tuyết Shan cổ thụ vùng mạn ngược Hà Giang mọc tự nhiên trên những dãy núi cao từ 800 - 1300 m so với mặt nước biển quanh năm sương phủ. Để chống chọi với khí hậu khắc nghiệt, những búp cây chè phải gồng sức vươn lên đón nhận từng giọt nắng mặt trời. Chính cuộc chống trả quyết liệt cho sự sinh tồn ấy đã tạo cho trà Tuyết Shan một hương vị đặc biệt, khiến những người sành trà luôn săn tìm, yêu thích.

        Các nghệ nhân trà Hà Nội trân trọng, nâng niu như một báu vật. Họ chọn lựa những búp chè non, những lá chè bánh tẻ. Cuống và lá chè già bị loại bỏ rồi rửa sạch, cho vào chõ đồ chín. Sau khi phơi khô, họ cho trà vào chum (vại), trên phủ một lớp lá chuối khô, ủ từ… 3- 4 năm cho trà phong hoá bớt chất chát, có độ xốp như giấy bản mà hương vị đặc trưng của trà vẫn lưu giữ.
     
        Nếu người dân vùng khác thích uống trà "mộc" (trà không ướp hương) thì nhiều gia đình Hà Nội xưa lại thích uống trà ướp sen, trà nhài, trà ngâu, trà cúc, trà sói... Ðặc biệt trà sen là một thứ trà quý chỉ dùng để tiếp khách tri âm hoặc làm quà biếu. Trà sen tựa thứ trà mạn Hà Giang, mỗi cân ướp từ 1000 - 1200 bông sen Tây Hồ và phải là thứ sen chưa bóc cánh với "độ" hương cao nhất. Trà sen loại đặc biệt giá lúc nào cũng ở mức 2 - 3 chỉ vàng một cân. 

        Khi ướp, người ta rải một lớp trà rồi một lớp gạo sen mỏng, rồi lại một lớp trà, một lớp gạo sen. Cứ thế cho đến khi hết trà. Sau cùng, phủ một lớp giấy bản. Thời gian ướp tuỳ thuộc vào độ ẩm của gạo sen nhiều hay ít, thường từ 18 - 24 giờ. Sau đó, đem sàng để loại bỏ những hạt gạo sen.

    Sàng loại xong, trà được đóng vào những chiếc túi làm bằng giấy chống ẩm để giữ lấy cả hương sen lẫn hương trà rồi sấy cho đến khi cánh trà khô, hương sen quyện thì bỏ ra. Lại ướp một lần sen thứ hai, thứ ba, thậm chí thứ tư, thứ năm tuỳ thuộc vào sở thích của người thưởng trà đậm hay nhạt. Càng ướp nhiều lần thì hương sen càng quyện vào cánh trà, trà càng thơm.

       Trà ướp hoa là hội tụ đỉnh cao của cái tinh tế, phong cách tao nhã, thanh lịch và sành điệu của người Tràng An. Trong đó, hoa sen là thứ hoa thông dụng nhất mà cũng quý nhất, ướp trà ngon nhất. Ðiều này được nhiều nhà trà học lý giải "bởi quan niệm về hoa sen trong đạo Phật của người Á Ðông. Hoa sen vốn dĩ là thứ hoa rất thanh cao mọc lên từ bùn lầy, điều đó tương tự như chữ Danh mà người quân tử rất coi trọng vậy". Hương hoa sen là những gì tinh tuý của trời đất tụ lại. Vì vậy, trà ướp sen là vật phẩm quý giá, xưa kia chỉ dành cho những hàng vương tôn công tử và những gia đình quyền quý.

          Còn theo Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720-1791) thì "Cây sen hoa mọc từ dưới bùn đen mà không ô nhiễm mùi bùn, được khí thơm trong của trời đất nên củ sen, hoa sen, tua, lá... đều là những vị thuốc hay".

         Trà cụ hay công cụ để pha trà cũng rất cầu kỳ. Tương truyền từ thời xưa, đã là dân nghiền trà phải có hai ấm đồng, bên trong có đủ năm kim hỏa thì nước mới mau sôi, hai ấm thay nhau giữ nước sôi trên lò đốt bằng than hoa hoặc than tàu. Ấm pha trà phải là ấm đất được làm từ thứ đất sét. Mua được thứ ấm ưng ý cũng là cả một nghệ thuật. Thả úp ấm vào chậu nước thấy nổi đều, cân nhau là được. Ấm mua về không thể dùng ngay bởi còn vương hơi đất và lửa, phải đun sôi qua nước tinh khiết nhiều lần.

         Thường một bộ đồ trà có bốn chén quân, một chén tống để chuyên trà. Nước pha trà phải là thứ nước mưa trong hoặc thứ sương đọng trên lá sen mà người đi thuyền hứng từng giọt vào buổi sớm. Phương ngôn còn lưu truyền những lời dạy về cách uống trà như "trà dư, tửu hậu", "rượu ngâm nga, trà liền tay", "Bán dạ tam bôi tửu. Bình minh nhất trản trà"...

        Để pha trà chúng ta dùng thìa gỗ múc trà cho vào ấm được gọi là Ngọc diệp hồi cung. Ðể có được chén trà ngon thì bình trà và tách uống trà phải được làm ấm lên bằng nước sôi. Ðiều này có dụng ý là giữ cho nước trong bình pha luôn luôn có độ nóng cao nhất. Trà khô bỏ vào bình loại đất nung nhỏ cao cỡ 1/3 bình. Trà cụ dùng để xúc trà, lấy bã trà đều bằng tre khô hoặc gỗ thơm.

             Khi châm nước lần một gọi là Cao sơn trường thuỷ, dùng vòi nước sôi mắt cua giội từ trên cao xuống nhằm tạo ra một lực làm tan bụi bẩn trong trà. Người ta châm một ít nước sôi vào bình trà rồi chắt ngay ra, đổ đi nước đầu này để loại hết bụi bẩn trong trà và trà khô trong bình kịp thấm không nổi lềnh bềnh nữa. Trà nước hai là lần đổ nước thứ hai vào ấm hạ sơn nhập thuỷ, đổ nước cao tràn miệng bình để khi đậy nắp lại, bọt bẩn trào ra hết, rồi dội nước sôi lên nắp, cũng nhằm giữ nhiệt độ cao nhất cho ấm trà. Nước hai chính là nước trà chuẩn nhất được tạo ra trong vòng 60-90 giây này thực sự tạo ra mùi vị thơm tho tuyệt diệu từ các cánh trà.

           Trà ngon, nước phải trong xanh, ngửi như có hương cốm non, dư vị đọng mãi trong cổ. Thứ được nước, tức là pha nhiều lần nước vẫn còn màu thì kém hơn.

         Sau khi trà ngấm, rót trà ra một chén tống rồi mới chiết trà từ chén tống sang sáu chén nhỏ xíu mà dân gian vẫn gọi là chén hạt mít. Chén tống và sáu chén nhỏ cũng được tráng nước sôi kỹ. Nếu có khách đến chơi nhà, theo đúng cách uống trà của các cụ thời xưa, bao giờ chủ nhà cũng rót cho khách một chén nước sôi đã nguội để tráng miệng cho sạch, rồi mới rót trà mời khách. Khách sành trà khi uống không ngồi trước quạt.

        Trà sen ngon thì nước đầu uống chưa thơm, mà phải là nước thứ hai, thứ ba mới thơm, vị chè ngọt mà lại mát, mùi thơm nhẹ mà bền chứ không thơm nức lên một lúc rồi hết ngay.

          Dù lòng vui hay buồn, dù trời mưa hay nắng, khách không thể từ chối một ly trà nóng khi chủ nhà trân trọng dâng mời bằng hai tay. Dâng trà đã là một ứng xử văn hoá phổ biến biểu hiện sự lễ độ, lòng mến khách.

         Uống trà cũng là một thứ ứng xử văn hoá. Người biết uống trà là uống từng ngụm nhỏ nhẹ để cảm nhận hết cái thơm ngọt của trà, cái hơi ấm thoát ra từ hai bàn tay nâng chén hoặc ủ nóng trong mùa đông giá lạnh. Uống để đáp lại lòng mến khách của người dâng trà, để bắt đầu một tâm sự, một nỗi niềm, để bàn chuyện gia đình, xã hội, nhân tình thế thái, để kéo cuộc sống đang quay cuồng, chao đảo ngoài đời trở về với trạng thái cân bằng, tĩnh lặng, để cảm nhận hương vị của đất, trời, của cỏ cây hoa lá.

           Dâng chén trà theo đúng cách là ngón giữa phải đỡ lấy đáy chén, ngón chỏ và cái đỡ miệng chén gọi là “Tam long giá ngọc”. Người dâng trà và người nhận trà đều phải cung kính cúi đầu. Trước khi uống, đưa chén trà sang tay trái, mắt nhìn theo, sau đó đưa sang phải “du sơn lâm thuỷ”. Khi uống, cầm chén trà quay lòng bàn tay vào trong, dâng chén trà lên sát mũi để thưởng thức hương trà trước, sau đó tay che miệng nhấp nhấp từng ngụm nhỏ nhẹ. Tay áo các quan lại phong kiến thường rất rộng cũng một phần vì lẽ dùng che miệng khi uống trà là vậy.

         Ngoài cách uống trà trong gia đình, người Hà Nội xưa còn có các hình thức Hội trà, uống trà thưởng hoa đầu năm, uống trà thưởng hoa quý và uống trà ngũ hương. Trong đó, hội trà là hình thức tụ họp cùng thưởng trà khi có trà ngon hay dịp đặc biệt của các cụ. Thưởng trà đầu xuân là thói quen của riêng các bậc tao nhân chốn kinh thành xưa. Thường thì trước Tết, đích thân các cụ đi chọn mua hoa đào, cúc, mai trắng, thuỷ tiên ở tận vườn, chuẩn bị loại trà ngon nhất. Sáng mùng một, con cháu dành riêng cho cụ những giây phút đầu tiên để tịnh tâm và ngắm hoa, thưởng trà, sau đó mới là cả đại gia đình cùng ngồi quanh bàn trà chúc thọ cụ và nghe lời dặn dò.

         Uống trà thưởng hoa quý như hoa quỳnh, hoa trà cũng là cái thú của nhiều người Tràng An. Đó cũng là hình thức hội trà quanh chậu hoa quý vào tối hoa mãn khai của những người cao tuổi, đàm đạo thế sự, văn chương và dặn dò lớp con cháu....

--> Read more..