Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Hành trình du học ngày ấy



    Ga Hàng Cỏ 
    Một buổi chiều cuối tháng 8/1969, đoàn chúng tôi gồm hơn 160 lưu học sinh tập trung tại sân vận động Đại học Bách khoa Hà Nội, lên ô tô ra ga Hàng Cỏ chờ tàu hỏa. Hành lý mang theo chỉ có chiếc vali bằng giấy nện, trong đó ngoài mấy bộ quần áo của Bộ Giáo dục cấp (thực ra là cho mượn vì đến khi về nước năm 1975 phải trả lại), còn mấy quyển sách Toán, Lí, Hoá… cùng mấy củ khoai lang sống và mấy quả chanh để phòng chống say sóng khi đi tầu biển.
    Đoàn tầu hỏa chở chúng tôi đi cũng rất đặc biệt, không có hành khách khác ngoài đoàn lưu học sinh, cũng không đèn thắp sáng ở mỗi toa vì đang chiến tranh.
    Qua cầu Long Biên tầu chạy với tốc độ cực chậm, xe đạp của dân Hà Nội đi bình thường cũng vượt chúng tôi. Năm đó nước sông Hồng lớn kinh khủng (tưởng chừng ai chân dài có thể ngồi trên mép cầu khoắng chân xuống dòng nước đỏ ngầu được cơ mà).
    Những người thân ra tiễn chúng tôi vừa đi xe đạp vừa nói chuyện với người trên tàu suốt quãng đường đi qua cầu. (Tôi dân tỉnh lẻ, dĩ nhiên không có ai theo tiễn). Dân Hà Nội cũng gửi theo chúng tôi những lời khá cay nghiệt: ” Lũ sợ chết, trốn lính, đảo ngũ, đi hưởng bình an…..”. Bọn con gái nhớ nhà khóc nỉ non…. Bọn con trai chúng tôi vừa buồn, vừa nhớ nhà và cũng ấm ức lắm, nhưng …. giải thích sao được. (Hồi năm 68 chúng tôi là Đoàn viên thanh niên cũng đã viết đơn tình nguyên nhập ngũ đi B, kí cả bằng máu tươi từ ngón tay tí xíu của bản thân, tất nhiên bao bạn đồng môn của tôi đã ngã xuống tại chiến dịch Mậu Thân, còn tôi … lũ sợ chết, trốn lính, đang ngồi đây).

    Xình xịch, xình xịch … rồi đoàn tầu cũng đưa chúng tôi tập kết tại một kho hàng gì đấy ở Hải Phòng, nằm vạ vật, nửa ngủ nửa thức đợi sáng hôm sau.
    Sau khi được phát nắm xôi và ca nước, chúng tôi lục tục ra bến tầu biển. Một cái tầu thuỷ to ơi là to! Nó mang tên Nhà lãnh tụ vĩ đại của Liên Xô cũ – Lê Nin!

    Hồi ấy nội bộ Trung Quốc có vấn đề, nên chúng tôi không đi bằng tầu hoả được, CCCP cho luôn một chuyến tầu thuỷ. Con tầu này là chiến lợi phẩm của LX sau đại chiến thứ hai (do Đức phải đền bù), to thứ nhì thế giới (thời điểm lúc bấy giờ) dùng để chở khách ở Biển phía Bắc. Những người phục vụ (tình nguyện) trên chuyến tầu đặc biệt này toàn là thanh niên CS của CCCP.
    Vì là tầu khách đi biển phía Bắc, nên trang bị khá là….ấm. Bọn tôi nhiều đứa bị mọc …. rôm đầy người, chỉ ngay sau một hôm ngủ nghỉ trên tầu (May tôi là dân tỉnh lẻ, đen đúa với nước da quen bắt cua bắt cá, rôm nó chê không chung sống).
    Sau gần 5 ngày lênh đênh trên biển, chúng tôi cập bến cảng Na-Khốt-Ca ở cực Đông của CCCP.

    Tại đây chúng tôi bị tách ra hai đoàn: một đoàn bao gồm những LHS bị ….Rôm (Các BS Nga không phát hiện ra bệnh gì, cho là bệnh truyền nhiễm….phải đi riêng một đoàn tầu với cờ Vàng…cách li. Đến Xibiri gặp lạnh cái bệnh Truyền nhiễm kia …bay hết!)
    Tôi đi đoàn ….Bình thường. Gần đến Xibiri nhận được thông báo Bác mất! Thế là suốt dọc đường đến Mạc Tư Khoa, không được cười đùa, đến các ga nghỉ, xuống dự các buổi chia buồn của dân Xô Viết. Đến Thủ đô CCCP bọn tôi được đi sắm đồ, mua bán lung tung một buổi (Có các anh sinh viên khoá trên tại MTK hướng dẫn).

    Tối lên tầu qua Rumani, sông Đanuýp, Ruse….

    Đến СОФИЯ, các anh chị khoá trước tại Bul đón tiếp, chỉ dẫn phòng ở, tắm giặt và chiêu đãi một bữa ăn….thịnh soạn rất Bul….

    Студентско общежитие в София
    Thế đấy, bọn tôi từ đấy lớn lên, trưởng thành và tốt nghiệp về nước, cũng hơn chục người đã đi xa… Còn lại chúng tôi, đến cuối năm nay về hưu gần hết, trừ một số người có chức danh, phải kéo dài năm….công tác…

    Photobucket
    Nhóm ВМЕИ-ВАРНА

7 nhận xét:

  1. Ui trong 5 chàng đẹp giai...anh Bi là ai nhở ?

    Trả lờiXóa
  2. Hồi xưa, Bi không đẹp bằng bây giờ đâu! Heeeeeeeeeee

    Trả lờiXóa
  3. du hoc bi ve nuoc la bat bai
    Nhung ke tai tai gioi nhat duoc Lien Xo cho o lai hoac duoc di phuong Tay
    Ngo Bao Chau, Le Tu Quoc Thang,
    Le Ba Khanh Trinh ve nuoc luong ba dong ba coc khong bang 1/100 luong Ngo Bao Chau

    Du hoc sinh di My cung vay
    Ve nuoc la bon Con Ong Chau Cha, hoac ra truong khong tim duoc viec lam, het visa bi tra ve nuoc

    Trả lờiXóa
  4. Bi đi học hồi ấy, còn nhỏ tí tí. Về nước làm việc như một công dân. Đất nước của Bi hoà bình, không có chiến tranh lớn. Tuy có vài cuộc xung đột biên giới. Nay về già về hưu Heeeeeeeee

    Trả lờiXóa
  5. Hồi ấy bọn Bi học trường Máy khoa Vô tuyến điện tử, tại thành phố biển rất đẹp của Bulgaria! Bức ảnh này chụp lúc bọn Bi năm cuối, vào học kì I năm thứ 5. Chụp vào ban đêm, bằng máy ảnh của Nga, phim đen trắng...
    Bọn Bi ở 3 người một phòng, trên tầng 5, nhìn ra phía Biển, đẹp lắm....
    Mơ ước có dịp quay lại thăm chính căn phòng này nhỉ! Bi đã nhìn thấy cả KTX này, nhưng chưa ...Nhòm vào phòng cũ được!

    Kí Túc Xá Bi ở năm 70 đấy, ít thay đổi lắm!

    Trả lờiXóa
  6. Nhưng Bicon chưa trả lời là cô chỉ đúng kg??

    Trả lờiXóa
  7. Heeeeeeeee CG có bao giờ sai đâu. HT phục ....Sái cả cổ rồi.

    Trả lờiXóa